Làn sóng thứ hai Đình_chỉ_chiến_tranh_Việt_Nam

Hình thành

Vào đầu tháng 11 năm 1969, hai vấn đề đã được tiết lộ làm cho các phong trào phản chiến phát triển mạnh mẽ trở lại. Thiếu tướng Robert Rheault của Đặc nhiệm Lục quân Hoa Kỳ đã bị buộc tội mưu sát một quan chức Việt Nam Cộng hòa và bị nghi là gián điệp của Việt Cộng, được mô tả giả dối trong một báo cáo của Quân đội là "chấm dứt thành phần cực đoan".[11] Điều đã làm cho công chúng Mỹ choáng váng hơn cả là vào ngày 12 tháng 11 năm 1969, nhà báo Seymour Hersh đã xác nhận hôm 16 tháng 3 năm 1968, Đại úy William Calley đã chỉ huy chiến đội Charlie gây ra vụ thảm sát Mỹ Lai, dẫn đến việc Calley bị cáo buộc tội giết người.[12] Ngay sau đó, thảm sát Mỹ Lai đã trở thành biểu tượng cho phong trào phản chiến về sự tàn bạo của Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam.[11] Stanley Karnow đã mô tả Hoa Kỳ vào mùa thu năm 1969 đã trở thành một quốc gia phân hóa và chia rẽ khi một nửa quốc gia ủng hộ chính sách của Nixon tại Việt Nam và một nửa còn lại phản đối.[12]

Tuần hành

Tuần hành Đình chiến lần thứ hai
15 tháng 11 năm 1969
Washington, D.C.
Huy hiệu và nhãn dán

Sau những cuộc biểu tình đầu tiên vào thứ bảy ngày 15 tháng 11 năm 1969 thì làn sóng biểu tình đình chiến khổng lồ thứ hai diễn ra ở Washington, D.C. đã đã thu hút lên tới 500 nghìn người. Nhiều nghệ sĩ và các nhà hoạt động cũng đã xuống đường tham gia biểu tình.[13] Cuộc tuần hành và biểu tình vào thứ Bảy đã bắt đầu trở lại vào thứ Năm tiếp theo, xuyên suốt cả đêm và một ngày sau đó. Hơn 40 nghìn người đã tụ tập diễu hành lặng lẽ từ đại lộ Pennsylvania đến Nhà Trắng. Giờ này qua giờ sáng, tất cả đi thành một hàng một, mỗi người mang theo một tấm biển với tên lính Mỹ đã thiệt mạng hoặc một ngôi làng tại Việt Nam đã bị phá hủy.[6] Cuộc diễu hành đã diễn ra trong im lặng trừ sáu tiếng trống chơi nhạc tang.[6] Nhiều người biểu tình đã dừng lại diễu hành ngay trước điện Capitol, tại đây nhiều biểu ngữ đã được đặt trong những chiếc quan tài. Mặc dù thể hiện sự khinh thường trên truyền thông, Nixon đã xem các cuộc diễu hành trên sóng truyền hình cho đến 11 giờ tối và cố gắng đếm xem có bao nhiêu người biểu tình tham gia cho đến khi đạt con số 325 nghìn người.[14] Nixon thậm chí còn đã đùa về việc sẽ gửi trực thăng để thổi tắt nến.[6]

Đa số những người biểu tình đều bình thường trong những ngày đầu tiên, tuy nhiên cho đến cuối ngày thứ Sáu, mâu thuẫn đã xảy ra tại Dupont Circle và cảnh sát đã phun khí độc vào đám đông. Nhiều người dân ở Washington, D.C. đã mở cửa trường học, học viện và những nơi trú ẩn khác để đón hàng ngàn sinh viên và người biểu tình kéo điến. Thậm chí, khu bảo tàng Smithsonian còn đã mở cửa để cho người biểu tình có nơi để ngủ. Trong một cuộc diễu hành ban ngày trước Nhà Trắng, nhiều chiếc xe du lịch đã được phân bố đỗ sát ven đường và cảnh sát được mặc đồng phục, một số cảnh sát còn đã vẽ biểu tượng hòa bình bên trong áo khoác để thể hiện sự ủng hộ với đám đông. Lần biểu tình đình chiến lần thứ hai đã thu hút một lượng lớn đám đông hơn lần đầu tiên và được xem là cuộc biểu tình lướn nhất từ trước đến nay tại Washington, D.C.[15] Lễ hội âm nhạc Woodstock đã thu hút khoảng 400 nghìn người vào tháng 8 năm 1969, và một số người đã ước tính rằng cuộc biểu tình đình chiến thứ hai đã mang lại con số tương đương với "hai Woodstocks".[15] Tổng thống Richard Nixon đã nói về làn sóng diễu hành thứ hai: "Bây giờ, tôi đã hiểu đã có và vẫn còn sự phản đối cuộc chiến tranh ở Việt Nam tại các trường đại học và ở nước ta. Đối với loạt hành động này, chúng tôi mong đợi nó; tuy nhiên, dưới bất kỳ hoàn cảnh nào, tôi sẽ không bị nó ảnh hưởng".[16]

Vào Ngày Đình chiến, nửa triệu người biểu tình đã tụ tập đối diện Nhà Trắng để tham gia một cuộc biểu tình được dẫn đầu bởi Pete Seeger với ca khúc mới "Give Peace A Chance"[lower-alpha 3] của John Lennon trong 10 phút hơn.[17][18] Giọng ca của Seeger đã vang lên giữa đám đông, xen kẽ là những câu như "Ông có nghe không, Nixon?", "Ông có nghe không, Agnew?", "Có nghe không, Lầu Năm Góc?" giữa các giai điệu của người biểu tình, "Tất cả những gì chúng ta muốn nói... hãy để cho hòa bình một cơ hội".[19] Nhà soạn nhạc Leonard Bernstein, nhóm nhạc dân gian Peter, Paul and Mary, ca sĩ John Denver, nhạc sĩ dân ca Arlo GuthrieCleveland Quartet đã tham gia biểu diễn phục vụ đám đông. Bốn công ty du lịch cũng đã đến biểu diễn các ca khúc từ vở nhạc kịch hippie Hair.[15] Sau cuộc biểu tình chính, khoảng 10.000 người biểu tình đã hướng về Bộ Tư pháp. Khi tòa nhà bị người biểu tình ném đá và gậy, cảnh sát đã phản ứng nhanh bằng loạt khí hơi cay vào người biểu tình và phong tỏa đại lộ Constitution. Hai nghìn người đã cố gắng đi giữa Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên và một đường hâm bê tông. Cảnh sát sau đó cũng đã bắn thêm nhiều hộp khí vào không trung để nó rơi xuống và phát nổ lên chân và quần áo của những người biểu tình đang rút lui.[20]

Vào ngày 15 tháng 11, hơn 250.000 người đã tập trung ở San Francisco để tham gia diễu hành phản chiến. Hội đồng trường hợp ở San Francisco đã từ chối cho phép học sinh trung học tham gia đợt biểu tình phản chiến thứ hai và tuyên buộc biểu tình này là "không yêu nước".[21] Kết quả, hơn 50% số học sinh trung học ở San Francisco để tham gia biểu tình phản chiến thay vì đến trường.[21][22]

Hệ quả

Các nhà hoạt động tại một số trường đại học đã tiếp tục tổ chức biểu tình đình chiến vào ngày 15 hàng tháng.[23][24]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đình_chỉ_chiến_tranh_Việt_Nam http://nla.gov.au/nla.news-article110320285 http://www.history.com/this-day-in-history/second-... http://www.thenation.com/blog/nixon-and-1969-vietn... http://www.upi.com/Audio/Year_in_Review/Events-of-... http://www.udel.edu/PR/munroe/chapter12.html http://beckerexhibits.wustl.edu/oral/transcripts/k... //dx.doi.org/10.1525%2Fch.2015.92.2.22 http://www.jstor.org/stable/10.1525/ch.2015.92.2.2... http://openvault.wgbh.org/catalog/org.wgbh.mla:df9... http://news.bbc.co.uk/onthisday/hi/dates/stories/o...